Sưng mộng răng là dạng bệnh lý xảy ra ở vùng nướu răng, có thể đem đến nhiều ảnh hưởng và tác hại xấu cho sức khỏe răng miệng nói chung. Vậy bệnh này là như thế nào, nguyên nhân, tác hại và cách chữa trị ra sao?
1. Sưng mộng răng là bệnh gì?
Sưng mộng răng là bệnh lý nướu bị sưng đỏ, bị phồng lên và bị đau nhức. Đây là hiện tượng nướu răng đang phản ứng lại trước những tác động của vi khuẩn tích tụ trong tổ chức viêm ở dưới nướu răng. Điều này cho thấy dưới nướu đang có một tổ chức viêm tấn công chân răng và nướu ở chân răng.
Sưng mộng răng là hiện tượng dưới nướu răng có ổ mủ, gây sưng đau nướu
Xem thêm: viêm nướu răng và cách điều trị nhanh hiệu quả?
2. Nguyên nhân gây sưng mộng răng
Sưng mộng răng là bệnh lý liên quan đến sự tấn công của vi khuẩn ở tổ chức quanh răng. Cho nên căn nguyên gây ra bệnh lý này chính là các vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này thường tồn tại nhiều trong các cặn thực phẩm sót lại và giắt nhét ở kẽ răng, cổ răng. Vi khuẩn còn tích tụ trong các mảng cao răng, các màng mỏng bám trên mặt răng và hình thành liên tục sau các bữa ăn.
Những mảng bám này không được làm sạch bằng cách chải răng hàng ngày và loại bỏ bằng biện pháp chuyên khoa sẽ tích tụ liên tục và dày lên với lượng vi khuẩn tăng lên không ngừng mỗi ngày.
Xem thêm: cách chữa tụt lợi tại nhà an toàn không đau tiết kiệm chi phí?
3. Nhận biết các triệu chứng của sưng mộng răng
Bệnh sưng mộng răng có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
– Nướu bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu khi chải răng
– Xuất hiện các túi mủ nằm giữa nướu và răng là nơi tích tụ vi khuẩn và hơi thở nặng mùi trong miệng
– Nếu bệnh kéo dài không được điều trị sẽ khiến cho má bị sưng to, cứng hàm, khó ăn nhai. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có thể gây ra những nguy hiểm không nhỏ cho sức khỏe.
4. Cách chữa sưng mộng răng triệt để
Để chữa sưng mộng răng bạn có thể áp dụng theo trình tự các biện pháp sau đây:
– Dùng thuốc chữa và kháng viêm: Có một số nhóm thuốc có thể dùng để hỗ trợ chữa sưng mộng răng như:
+ Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức của nướu khi bị viêm, bao gồm các loại như: Ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam,…
+ Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng và được dùng phổ biến trong điều trị viêm nướu răng, sưng mộng răng như: Beta-lactam, macrolid,…
+ Nhóm thuốc Corticosteroid có tác dungj kháng viêm mạnh, giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức của sưng mộng răng như: Prednisolon, dexamethason,…
– Kết hợp dùng thuốc giảm đau kết hợp: Thuốc giảm đau như Paracetamol hay aspirin có thể được sử dụng để hỗ trợ giảm cảm giác đau nhức khó chịu tức thì. Tuy nhiên, liều dùng không nên quá mức cho phép mà nên theo chỉ định của dược sỹ hoặc là của bac sỹ điều trị.
– Làm sạch tổ chức viêm quanh răng:
Tổ chức viêm và mủ tại mộng răng sưng cần được làm sạch triệt để bằng cách nạo bỏ tỉ mỉ và chuyên sâu. Đây là cách loại bỏ tổ chức viêm và sưng nướu duy nhất hiệu quả.
Việc điều trị sưng mộng răng nên do bác sỹ trực tiếp điều trị
– Tái phục hồi nướu và tổ chức liên quan
Trong trường hợp sau nạo tổ chức viêm sưng bạn nướu có thể bị ách hoặc teo bớt. Khi đó, cần áp dụng biện pháp tái phục hồi tổ chức nướu bị tiêu để phục hồi thẩm mỹ cho viên nướu răng.
Điều trị sưng mộng răng nên áp dụng các biện pháp tổng hợp để chữa viêm và giảm sưng triệt để. Đặc biệt, bạn chỉ có thể thực hiện tại phòng nha do bác sỹ trực tiếp điều trị. Cho nên, nếu bị sưng mộng răng, bạn nên liên hệ ngay tới bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.
Nguồn: http://benhviennhakhoasaigon.org/benh-sung-mong-rang-khong-nen-chu-quan.html
– Năm sinh: 1995
– Quê quán: Quảng Bình
– Trình Độ: Đại Học Khoa Học Huế Quỳnh Như hiện là biên tập viên viết bài liên quan đến sức khỏe làm đẹp cho các trang mạng nổi tiếng tại Việt Nam trong đó có trang sd27dpac.com